Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 2

    Hôm nay: 25

    Đã truy cập: 787094

Bài tuyên truyền đau mắt đỏ

Tuyên truyền phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do virút nhóm Adeno với triệu chứng thường gặp như: sốt nhẹ; cộm mắt,  đau, sưng, đỏ mắt; tiết nhiều dịch rử mắt và chảy nước mắt. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm virút hoặc dùng chung đồ vật, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền mạnh trong gia đình, nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và những nơi tập trung đông người. Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Đến ngày 14/09/2023, bệnh đau mắt đỏ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… và Thanh Hóa; hệ thống giám sát đã ghi nhận các báo cáo về tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ xảy ra tại các trường học ở các huyện, thị xã, thành phố với số ca bệnh có chiều hướng gia tăng tại: thành phố Thanh Hóa, Hà Trung, Thạch Thành, Quan Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn,…

Trước tình hình đó để chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ, ngăn ngừa nguy cơ lây lan, bùng phát trong cộng đồng. Trung tâm Y tế Huyện Quảng Xương khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh cụ thể mọi người cần thực hiện như sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.

2. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…; vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.

4. Khi phát hiện có các triệu chứng như: sốt nhẹ kèm mệt mỏi; cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt; chảy nước mắt và có ghèn dính mi khó mở mắt; nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm,…; cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

Bài tuyên truyền của trung tâm y tế huyện Quảng Xương.